Chúng tôi thấy rằng bạn đang sử dụng một trình duyệt không được hỗ trợ. Trang web của Tripadvisor có thể không hiển thị đúng.Chúng tôi hỗ trợ các trình duyệt sau:
Windows: Internet Explorer, Mozilla Firefox, Google Chrome. Mac: Safari.
Lưu
Đánh giá các điểm nổi bật
một nét văn hóa tuyệt vời của dân tộc

Vì đây là địa điểm đi mượn nên nhìn kỹ thấy có chút vấn đề, Câu lạc bộ có diện tích nhỏ, sẽ rất vất... đọc thêm

Đã đánh giá 6 tháng 6, 2019
ZUZU123456
Không gian ấm cúng đến chật chội

Vì đây là địa điểm đi mượn nên nhìn kỹ thấy có chút vấn đề, Câu lạc bộ có diện tích nhỏ, sẽ rất vất... đọc thêm

Đã đánh giá 6 tháng 11, 2015
Sunkul
,
Sydney, Úc
Đọc tất cả 287 đánh giá
  
Đánh giá (287)
Lọc đánh giá
287 kết quả
Xếp hạng của khách du lịch
184
68
30
4
1
Loại khách du lịch
Thời điểm trong năm
Ngôn ngữTất cả ngôn ngữ
Thêm ngôn ngữ
Xếp hạng của khách du lịch
184
68
30
4
1
Xem các khách du lịch nói gì:
Các bộ lọc đã chọn
Lọc
Đang cập nhật danh sách...
1 - 6 trong số 287 đánh giá
Đã đánh giá 6 tháng 6, 2019

Vì đây là địa điểm đi mượn nên nhìn kỹ thấy có chút vấn đề, Câu lạc bộ có diện tích nhỏ, sẽ rất vất vả nếu đông người tới xem hơn, tuy nhiên so với các câu lac bộ ca trù khác trên toàn quốc thì hẳn là ước mơ của nhiều câu lạc bộ.
Âm nhạc ca trù là một thế giới riêng, vẫn khá xa lạ với chính bản thân tôi nên tôi sẽ không bàn luận (lời ca tôi cũng không thật sự hiểu), chỉ biết rằng giọng của các ca nương nghe trực tiếp có thể "nổi da gà".
xôi…

Ngày trải nghiệm: tháng 3 năm 2019
2  Cảm ơn ZUZU123456
Đánh giá này là ý kiến chủ quan của thành viên Tripadvisor chứ không phải của Tripadvisor LLC. Tripadvisor thực hiện kiểm tra đánh giá.
Đã đánh giá 6 tháng 11, 2015

Vì đây là địa điểm đi mượn nên nhìn kỹ thấy có chút vấn đề, Câu lạc bộ có diện tích nhỏ, sẽ rất vất vả nếu đông người tới xem hơn, tuy nhiên so với các câu lac bộ ca trù khác trên toàn quốc thì hẳn là ước mơ của nhiều câu lạc bộ.
Âm nhạc ca trù là một thế giới riêng, vẫn khá xa lạ với chính bản thân tôi nên tôi sẽ không bàn luận (lời ca tôi cũng không thật sự hiểu), chỉ biết rằng giọng của các ca nương nghe trực tiếp có thể "nổi da gà".
Các bạn hãy thử tới 1 lần và cảm nhận xem.
Giá vé khoảng 200.000 vnđ cho 1 buổi nghe ca trù tại đây, giá vé có thể rẻ hơn khi đăt ở các trang chuyên bán vé sự kiện.
Xin trích lại một bài đánh giá khác mà tôi thấy thú vị:
Trải nghiệm Ca trù- một canh hát trên phố cổ
“Một viên ngọc ẩn sau những con phố nhộn nhịp” đó là nhận xét của một khán giả sau khi thưởng thức một canh hát của giáo phường Ca trù Thăng Long. Đều đặn năm ngày một tuần, giáo phường Ca trù Thăng Long do cố nghệ nhân dân gian Nguyễn Thị Chúc và nghệ nhân dân gian Nguyễn Phú Đệ sáng lập, trình diễn nghệ thuật Ca trù tại đền Quan Đế ở 28 Hàng Buồm. Trong không gian cổ kính, trang nghiêm, u tịch, tĩnh tại, các cô đào trải lòng mình cùng bao tâm huyết gìn giữ nghề được lưu truyền từ hàng ngàn thế hệ. Canh hát giới thiệu tới du khách trong nước và quốc tế những giọng hát được tôi luyện, đa màu sắc, luyến láy tinh tế và đầy ám ảnh. Qua một canh hát khán giả cảm nhận vẻ đẹp độc đáo của Ca trù, hiểu về những nhạc cụ đặc trưng, những giai đoạn lịch sử và khó khăn của những người đại diện cho làng Ca trù đang phải vượt qua. Họ mong muốn gìn giữ những thanh âm tuyệt diệu này cho các thế hệ tương lai.
Không ai nghĩ Ca trù có thể quay trở lại sau hơn 60 năm vắng bóng. Ấy thế mà khi bước qua cánh cổng đền, du khách như lạc vào một không gian huyền bí. Mùi nhang thoang thoảng, cái u tịch của ánh đèn vàng khiến người ta lắng lại. Khác hoàn toàn với sự ồn ã nhộn nhịp ngoài kia, tiếng còi inh ỏi, xe cộ tấp nập, người người đi lại, buôn bán… Phía trong sân đền tiếng loa phát giọng ca của cố nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc, những thanh âm vang nảy, rung ngân trong trẻo hòa quện trong tiếng đàn, tiếng phách “Sen tàn mai đã chiếng huê, Tình dài ngày vắn đông đà sang xuân, Tìm đâu cho thấy cố nhân…”
Chúng ta có thể làm gì để giữ mãi những thanh âm này trong tương lai, đó là câu hỏi mà các cô đào đau đáu, họ đã bỏ ra thời gian, niềm đam mê, tâm huyết, sự tận tụy để được cùng nhau nâng giọng đỡ tiếng mỗi canh hát. Họ phải giữ giọng, ăn kiêng, luyện tập, truyền dạy và trình diễn. Thấm thoát đã 9 năm trôi qua.
Giữa cái nắng oi ả của mùa hè, nhóm tình nguyện viên, sinh viên của các trường đại học, vẫn đi từng con phố cổ, đặt tờ rơi vào từng khách sạn, văn phòng tour để nhắc nhở du khách đến với Ca trù. Trong cái nóng bức ngột ngạt, các bạn vẫn kiên trì đứng hai bên đường tại cửa Đền để đưa tờ rơi đến từng du khách. Hầu hết du khách chưa biết đến Ca trù nhưng thỉnh thoảng họ vẫn nán lại để được nghe giới thiệu và đọc thông tin. Nhóm tình nguyện viên thường chia nhau đứng trò chuyện, đây là cơ hội họ được luyện tiếng Anh và mong muốn của họ là được đóng góp phần nhỏ bé của mình vào việc giới thiệu món ăn tinh thần, đặc sản của Hà Nội tới du khách.
Những du khách ngang qua cửa Đền, trên tay cầm tờ rơi chần chừ một lát rồi bước tiếp, cũng có khi họ quay lại. Những nhóm người Việt đi chơi cuối tuần, đôi khi họ bất chợt quyết định bước vào sau vài giây suy nghĩ, cũng có những người sẵn sàng rời bỏ nhóm của mình để vào nghe hát một mình, có những người cầm tời rơi rồi đi thẳng, có những người không nhận tờ rơi, họ không biết ca trù là gì và họ cũng không quan tâm. Thỉnh thoảng lại có một nhóm khách được giới thiệu từ khách sạn, công ty du lịch, họ thường là những người thích khám phá, yêu vẻ đẹp truyền thống và thích không gian tĩnh lặng.
Đều đặn năm buổi một tuần, các cô đào thay phiên nhau đàn ca trên phố cổ tại ngôi đền Quan Đế ở 28 Hàng Buồm. Ban ngày họ đi học tại các trường đại học, người đi làm, người đi dạy học, cuộc sống vất vả. Hầu hết họ là con cháu nghệ nhân hoặc các sinh viên theo học nhạc cụ truyền thống tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Trước giờ diễn một tiếng các cô đào có mặt chuẩn bị cho canh hát. Họ trang điểm, thay phục trang và vào làm lễ, một nghi lễ thể hiện lòng tôn kính với bề trên Chư Phật, Tiên Thánh, Tổ nghề… Trước khi bắt đầu chương trình 10 phút, hai cô đào đứng hai bên đón khách, xé vé và phát chương trình, hai cô đào khác dẫn khách vào chỗ. Sau ba tiếng cồng ánh đèn phía khán giả dần tắt, hai cô đào được phân công giới thiệu bằng tiếng Việt, tiếng Anh nói lời chào mừng tới du khách và yêu cầu tắt các thiết bị điện tử, không chụp hình, quay phim để khán giả có thể thưởng thức trọn vẹn canh hát trong yên tĩnh. Không khí trang nghiêm trong mùi hương phảng phất khiến các khán giả cảm thấy như mình đang lạc vào cõi thiêng.
Mở đầu canh hát thường là thể cách “hát dâng hương”, các cô đào xếp hai hàng dọc hai bên khán giả, hai tay chắp trước ngực với một nén nhang. Một hồi trống gióng lên, đáp lại là âm vang của tiếng chiêng trang nghiêm, thành kính. Tiếng đàn Đáy trầm đục ngân nga dẫn dắt du khách bước vào một không gian linh thiêng, giọng đồng âm của các ca nương vang lên, di chuyển dần về phía sân khấu, nghe văng vẳng xa xa rồi gần lại dần, gần hơn nữa, những âm thanh cùng tụ lại khi các cô đào đã đứng trước khán giả, vái chào cung kính như thầm cảm ơn những vị khách đã tri âm cùng họ để họ có thể tiếp tục gìn giữ những giá trị văn hóa được lưu truyền. Sau mỗi câu hát họ lại bước lên một bước, tiến về hai phía rồi quay lại cung kính chào nhau, trân trọng những người bạn đồng hành đã giúp nhau tạo nên một hoạt động đầy ý nghĩa. Kết thúc bài hát các cô đào dâng hương lên ban thờ xin sự an lành cho tất cả chúng sinh.
Sau nghi thức dâng hương để tiếp đón các vị khách quí đã cùng chia sẻ những khoảng khắc tĩnh tại, các cô đào mời khán giả thưởng thức trà và bánh đậu xanh. Trong khi đó cô đào MC giới thiệu lịch sử và những nhạc khí trong Ca trù.
Ca trù suy thoái và bắt đầu hồi phục
Ca trù là loại hình nghệ thuật phục vụ hình thức nghi lễ tín ngưỡng nơi đình làng, nghi thức trong dịp khánh tiết của hoàng cung, phục vụ yến tiệc tại các dinh thự vua quan và là thú chơi của tao nhân mặc khách, nhà thơ, giới trí thức, những người yêu thơ ca.
Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, các nhà hát cô đầu là đại bản doanh di động của nhà văn, nhà báo, nhà thơ yêu nước hoạt động. Bên cạnh đó, những khách đến nghe hát thời này bắt đầu tạp loạn, họ dùng Ca trù để mua vui mà nhiều khi không thực sự hiểu về Ca trù. Chủ nhà hát cô đầu gặp khó khăn trong việc kinh doanh, họ tìm những cô gái nhà nghèo ở quê, xinh đẹp, trẻ trung dạy tiếp rượu, dạy vài câu hát để tiếp khách, gọi là đào rượu. Những cô đào rượu chiều lòng khách và có những dan díu, tư tình, nhiều gia đình bị tan vỡ. Điều này đã khiến các cô đào mang tiếng và bị đổ đồng với đào rượu. Sau khi hòa bình lập lại, do tệ nạn bàn đèn thuốc phiện và tiếng xấu từ những cô đào rượu đã khiến người ta nghĩ về Ca trù như một thể loại âm nhạc phá hoại hạnh phúc gia đình của nhiều người và làm nhiều gia đình khuynh gia bại sản. Các nhà hát bị cấm và đóng cửa, các cô Đầu mai danh ẩn tích, chuyển nghề, không ai muốn nhận mình là cô đầu nữa. Từ đó Ca trù chỉ còn vang lên âm thầm trong tâm trí các cô đào và họa hoằn lắm mới có những người tri âm gặp gỡ kín đáo đàn hát cùng nhau. Những nhà thơ, những người ngưỡng mộ Ca trù một thời tìm đến các cô đào nổi tiếng xin được hưởng một canh hát cho nguôi ngoai nỗi nhớ.
Năm 1976, Giáo sư Trần Văn Khê thu âm tiếng hát của nghệ nhân Quách Thị Hồ và tiếng đàn Đáy của nghệ nhân Đinh Khắc Ban giới thiệu ra thế giới. Năm 1978, Hội đồng Âm nhạc quốc tế của UNESCO trao bằng danh dự cho bà, người có công bảo tồn âm nhạc có giá trị cao. Đây là mốc đánh dấu sự chú ý và nhìn nhận lại những giá trị âm nhạc truyền thống. Nhưng cũng phải tới năm 2000, Ca trù mới thực sự bắt đầu được quan tâm đôi chút .
Năm 2006, Viện Âm nhạc hoàn thiện hồ sơ Hát Ca trù người Việt, sau khi nghiên cứu, thu thập thông tin, tài liệu, ghi âm các nghệ nhân trên 14 tỉnh thành. Vào khoảng thời gian này, những nghệ nhân Ca trù đủ sức khỏe đàn hát được chỉ còn khoảng 12 người sống rải rác ở 14 tỉnh thành. Ca trù Thăng Long may mắn được nghệ nhân dân gian Nguyễn Thị Chúc và Nghệ nhân dân gian Nguyễn Phú Đệ truyền nghề và lập nên Giáo phường Ca trù Thăng Long, mong rằng lớp kế cận sẽ gìn giữ được những câu hát, tiếng đàn họ truyền lại.
Nghệ nhân dân gian Nguyễn Thị Chúc (1930-2014) sinh ra trong một gia đình truyền thống hát Ca trù. Cha mẹ bà là người sống bằng nghề Ca trù. Sinh ra và lớn lên tại thôn Ngãi Cầu, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Bà được truyền nghề từ nhỏ, lên 12 tuổi đã theo cha mẹ đi hát tại Khâm Thiên, Ngã Tư Sở. Bà đã từng một thời là danh ca làm siêu lòng bao khách mến mộ. Bà sở hữu một giọng hát trong trẻo, luyến láy tinh tế và là người tâm huyết truyền nghề cho nhiều lớp học trò tới tận những giây phút cuối cùng cuộc đời. Bà tham gia giảng dạy những lớp học do nhà nước tổ chức từ những ngày đầu tiên Ca trù được phục hồi. Và được mời tham dự Ban Giám khảo của tất cả các cuộc Liên hoan Ca trù toàn quốc từ năm 2000 đến 2013. Bà là nghệ nhân có nhiều cháu chắt theo nghề nhất giai đoạn này và có công lớn trong việc truyền dạy nghề cho thế hệ sau.
Nghệ nhân Nguyễn Phú Đệ (1923) sinh ra trong gia đình có 5 đời đàn hát Ca trù. Bố của cụ là ông trùm giáo phường Ca trù Dân Chủ. Cụ sinh sống tại thôn Cao La, xã Dân Chủ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Cụ là một trong những nghệ nhân đàn Đáy cuối cùng của thế kỷ XX. Các nhà nghiên cứu gọi ngón đàn của cụ là ngón đàn “tuyệt chiêu”. Cụ dành nhiều thời gian, tâm huyết truyền nghề cho các thế hệ trẻ và góp công lớn trong việc phục dựng lối Hát thờ cửa đình, Hát chơi...
Hai cụ đã truyền dạy nghề và lập nên giáo phường Ca trù Thăng Long, biểu diễn miễn phí tại các đình làng tại Hà Nội từ 2006 đến 2010. Tháng 8/2006, Lễ mở xiêm y đầu tiên cho ca nương Phạm Thị Huệ được tái hiện sau hơn 60 năm. Trong hai năm đầu tiên, được sự giới thiệu và ủng hộ của giáo sư Tô Ngọc Thanh, quỹ Ford đã tài trợ cho giáo phường để truyền dạy và biểu diễn. Chính giai đoạn này Ca trù Thăng Long đã đào tạo được một số ca nương hiện đang thực hành gìn giữ Ca trù trên phố cổ. Lịch biểu diễn từ 2010 đến nay đã dày hơn, năm buổi một tuần tại đền Quan Đế, 28 Hàng Buồm, riêng ba ngày cuối tuần là chương trình biểu diễn miễn phí dành cho người Việt. Bên cạnh hoạt động này giáo phường còn đào tạo một lớp đào nhí từ 5 đến 11 tuổi tại thôn Ngãi Cầu vào chiều chủ nhật hàng tuần và tổ chức sinh hoạt một tháng một lần cho các khán giả có mong muốn tìm hiểu về môn nghệ thuật này.
Nhạc cụ trong Ca trù
Vô đề cầm (đàn không đáy) cây đàn có thiềng đàn (hộp cộng hưởng) hình thang, không có đáy. Nó hoàn toàn khác với các nhạc cụ dây gảy trong âm nhạc truyền thống Việt Nam, người xưa đã dựa vào điều khác biệt này đặt tên cho cây đàn. Đàn Đáy gồm ba dây, trước dùng bằng dây tơ, nay bằng dây nilon. Chiều dài của đàn là 1m65. Cần đàn làm bằng gỗ trắc, trên gắn 12 phím làm bằng tre già. Mặt đàn được làm từ gỗ cây ngô đồng, hình thang, chiều cao: 35cm, đáy trên: 25cm, đáy dưới: 21cm. Lưng đàn cũng khoét hình thang nhưng nhỏ hơn mặt đàn còn gọi là “đáy đàn”, chiều cao: 18cm, đáy trên: 9cm, đáy dưới: 7,5cm.
Kỹ thuật đặc trưng của đàn Đáy là “ngón chùn”. Thông thường các nhạc cụ dây gảy của Việt Nam chỉ tạo ra những âm thanh cao hơn trên một phím đàn nhưng “ngón chùn” tạo nên âm thanh cao hơn một quãng 3 và thấp hơn một quãng 2 so với âm trên cùng một phím. Do chiếc cần dài nên người nghệ nhân có thể sử dụng ngón tay miết làm dây đàn trùng xuống tạo nên âm thanh thấp hơn. Kỹ thuật rung cũng khác nhạc cụ dây gẩy như Nguyệt, Tỳ, Sến. Nếu Nguyệt, Tỳ, Sến rung bằng cổ tay và gân thì đàn Đáy rung bằng cánh tay và gân chìm. Tần số rung chậm, âm thanh trầm tạo nên cảm giác thiền, tĩnh tại, sâu lắng.
Theo truyền thuyết kể lại rằng, có chàng Đinh Lễ ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh một hôm vào rừng chơi đàn Nguyệt bên dòng suối, được tiên ông Lý Thiết Quài và Lã Đại Tiên tặng khúc ngô đồng và một bức vẽ cấu tạo cây đàn. Chàng theo lời dặn của tiên ông nhờ người làm cây đàn giống như bản vẽ, quả nhiên tiếng đàn vang lên chim muông khắp nơi tụ về lắng nghe. Tiếng đàn giúp người ốm khỏi bệnh, người buồn hóa vui….
Cỗ phách: Tiếng phách ròn rã, lả lơi mà ấn tượng, ấn tượng bởi sự đều đặn ẩn sau cái chuyển nhịp bất thường, buông lơi mà vẫn khuôn thước. Cỗ phách được người ca nương trân trọng như một vật linh. Những điều cấm kỵ: Không được bước qua phách, không chống phách, không được để phách ở những nơi thiếu sự tôn nghiêm như luật bất thành văn, cô đào nào phạm những điều này khó mà thành đạt.
Cỗ phách gồm có ba lá phách và một chiếc bàn phách. Hai chiếc phách chẻ đôi được chập lại gọi là “phách con”, chiếc phách tròn gọi là “phách cái”. Hai chiếc phách có cấu tạo khác nhau tạo nên âm thanh khác biệt. Phách cái là phách giữ nhịp, phách con là phách thêu dệt, nảy nót, tạo ra những tiết tấu phong phú, đôi khi nó được hiểu là phách phụ. Người sử dụng Cỗ phách chính là ca nương (cô đào). Phách giống như người chỉ huy đàn, trống, hát phải nương theo nhịp phách.
Năm khổ phách: Có năm khổ đàn và năm khổ phách ứng với nhau được gọi là năm khổ phách cơ bản được sử dụng hầu hết trong các thể cách của Ca trù. Gồm có: Khổ sòng đầu, Khổ giữa, Khổ xiết (còn gọi là Khổ đàn), Khổ lá đầu, Khổ sòng cuối. Sự thay đổi sắp xếp thứ tự của các khổ phách này tạo nên sự khác nhau về cấu trúc của từng thể cách. Nhịp phách của Ca trù theo một quy luật riêng không giống bất kỳ nhịp phách trong các bộ môn truyền thống nào, điều này đã tạo nên tính đặc trưng của Ca trù và cũng là bí truyền nhà nghề. Với những môn nghệ thuật khác như Chèo, Huế, Quan họ, Hát văn, Xẩm bạn có thể học qua băng đĩa nhưng với Ca trù người học buộc phải được truyền nghề mới có thể nắm bắt được qui luật và những bí quyết này.
Cô đào hay còn gọi là đào nương, ca nương, ả đào, cô đầu là nhân vật chính, sử dụng cỗ phách, vừa là nhạc công vừa là ca sĩ. Khi hát cô đào không được lả lướt, nghiêng ngả, mắt phải nhìn tập trung một điểm, lấy đó làm điểm tựa để thả hồn thăng hoa cùng tiếng đàn, tiếng phách và nảy những kỹ thuật điêu luyện cùng với câu hát. Khi hát phải tròn vành rõ chữ, âm thanh trong, vang, rền, miệng hình chữ nhất, môi cắn chỉ. Đặc trưng của Chèo là âm “i” thì đặc trưng của Ca trù là âm “ư”. Đây là âm cơ bản mà cô đào phải tu luyện mỗi ngày và cũng là kỹ thuật khó trong Ca trù. Cuối mỗi câu hát Chèo âm “i” được sử dụng để trang điểm và láy đuôi cho câu nhạc tạo nên sự lẳng lơ, tính trữ tình. Đối với Ca trù, sau mỗi ca từ âm kéo dài đều được chuyển thành “ư” như một kỹ thuật đặc trưng tạo nên sự khuôn thước, nghiêm trang, đầy truyền cảm. Trong khoảng ngân này người ca nương tùy hứng đưa những kỹ thuật rung, ngân, đổ con kiến, nảy hạt cho phù hợp với lời ca, cảm xúc.
Học Ca trù là cả một quá trình khổ luyện. Bước đầu tiên cô đầu được học là đọc ca từ cho rõ nét, sau đó thuộc lời thơ, luyện phát âm “ư” kết hợp kỹ thuật, cách lấy hơi, luyện kỹ thuật rung, ngân ,nảy, từng bước học những thể cách khác nhau từ dễ đến khó, học gõ phách, ghép phách với hát và cuối cùng là ứng dụng các kỹ thuật hát, gõ vào các thể cách cho hoàn chỉnh. Học càng lên cao kỹ thuật càng khó. Việc sử dụng nhuần nhuyễn những tiết tấu phức tạp, gân nảy đều hai tay (phách con và phách cái) như một nhạc công và sử lý điêu luyện kỹ thuật thanh nhạc, đưa hồn vào lời ca truyền tới khán giả cảm xúc của mình, hơn nữa lời thơ thường là thơ cổ rất khó nhớ. Tất cả những kỹ năng ấy được tôi luyện tạo nên những âm thanh quyện với nhau thành một bức tranh tuyệt đẹp, nó hấp dẫn và thách thức người chơi.
Trống chầu là nhạc cụ dành cho thính giả, điều này chỉ thấy trong Ca trù. Mặt trống được làm bằng da có đường kính: 16 cm, chiều cao: 19,5 cm. Tang trống thường làm bằng gỗ mít (không ghép), doi chầu làm bằng mây, tre. Ban đầu Trống chầu sử dụng Trống cái lớn trong nghi thức hát cửa đình, sau này Trống chầu được thu nhỏ lại như Trống đế, sử dụng trong Hát chơi, thuận lợi cho việc di chuyển. Người quan viên (thính giả) sử dụng một chiếc doi chầu, khi vụt lên mặt trống doi chầu phải tiếp xúc với cả mặt trống tạo nên âm thanh “chát chúa” thể hiện phong cách chơi của quan viên. Gõ lên mặt trống được gọi là “tom”, gõ vào tang trống được gọi là “chát”. Người xưa còn đặt tên cho các cách điểm trống khác nhau vừa để dễ nhớ vừa thể hiện tính chuyên nghiệp của nghề chơi công phu: Chính diện, Xuyên tâm, Lạc nhạc, Quán châu, Thượng mã, ứng với các tên gọi là các cách điểm trống khác nhau: Chát tom chát, Tom tom chát, Tom chát tom, Chát chát tom, Chát tom tom… Khi sử dụng trống thuần thục rồi, quan viên có thể tùy hứng mà sáng tạo.
Trống chầu điểm vào năm khổ phách cơ bản, và thường mở đầu, kết thúc mỗi tác phẩm. Nếu xét về âm nhạc thì Trống chầu thường điểm vào cuối mỗi câu nhạc. Tiếng “chát” thường được biết đến như là một lời khen ngợi, Ca nương nghe tiếng “chát” biết rằng mình đang được khen mà hứng thú đàn hát hay hơn.
Ý nghĩa của tên gọi Ca trù: Ca trù có nhiều tên gọi khác nhau theo vùng miền, chức năng và không gian văn hóa: Hát cửa đình, Hát nhà trò, Hát nhà tơ, Hát cô đầu, Hát ả đào, Hát cửa quyền, Hát ca công. Tên gọi Ca trù được giải thích: Ca là hát, Trù là thẻ tre (hay nói cách khác là hát thẻ). Mỗi khi quan viên khen đào kép, “chát” vào tang trống lại có một người ném chiếc thẻ tre vào chậu thau đồng tạo nên tiếng “leng keng”, chính những tiếng “leng keng” ấy tạo sự hứng thú cho cô đào hát hay hơn vì biết rằng mình đang được khen thưởng. Cuối mỗi canh hát những chiếc thẻ tre được đổi ra thành tiền. Đây là cách người xưa trả thù lao cho đào kép, một phương pháp thúc đẩy Ca trù phát triển trong quá khứ và cũng là tên gọi của môn nghệ thuật này.
Cô Đào MC mời thính giả lên chụp hình và thử các nhạc cụ cô vừa giới thiệu. Một vài du khách ngập ngừng, họ tò mò muốn trải nghiệm cùng những nhạc cụ có một không hai này. Bất ngờ một vị khán giả lên vung doi chầu dõng dạc ba tiếng “tom tom tom” làm tất cả mọi người đều ngạc nhiên, tiếng vỗ tay và tiếng cười thích thú, vài người cao hứng ném thẻ khích lệ vị khán giả tiếp tục chơi. Một khán giả khác vội vã chaỵ tới ôm đàn theo lệnh trống, cứ thế họ lần lượt thay nhau thích thú đàn, phách, thử cảm giác ngồi dưới ánh đèn sân khấu và nghe những âm thanh lạ lùng do mình tạo nên... Ba tiếng cồng vang lên nhắc nhở đã hết giờ trải nghiệm, họ trở về chỗ để tiếp tục thưởng ngoạn những cung bậc kỳ diệu được lưu truyền qua mấy trăm năm.
Thét nhạc là thể cách cổ nhất được lưu truyền trong hệ thống bài bản Hát cửa đình do nghệ nhân dân gian Phạm Thị Mận từ mảnh đất tổ Ca trù Lỗ Khê trình diễn. Khi cô đào cất giọng hát trong trẻo, vang, âm vực rộng trong tiếng phách mộc mạc, những tiếng thẻ tre ném vào thau đồng “leng keng” tạo nên sự hưng phấn cho cả người hát và người nghe...
Các cô đào trẻ xinh đẹp như tố nữ trong tranh lần lượt bước ra với những thể cách khác nhau: Gửi thư, Chơi Hồ Tây, Tỳ bà hành, Ba mươi sáu giọng… và cuối cùng là tiết mục múa hát Bỏ bộ. Các cô đào xếp thành hàng đôi vừa hát vừa múa phỏng theo động tác sinh hoạt hàng ngày của người nông dân: Xe chỉ, may vá, bắn cung, niệm Phật… Lẫn trong tiếng cồng chiêng, tiếng thẻ tre ném rào rào, tiết mục tạo nên sự vui vẻ, hứng thú, ấn tượng.
Trước khi ra về khán giả còn lưu bút những cảm xúc của mình: “Cảm ơn các bạn đã giữ truyền thống đẹp duy nhất chỉ có ở Việt Nam! Khoảng khắc khó quên..” – khán giả California; “Tuyệt vời! những âm thanh quyến rũ của nhạc và thơ”- khán giả Philippines; “Một trải nghiệm tuyệt vời! Tôi đã thực sự cảm nhận được văn hóa truyền thống Việt Nam qua những giọng hát đầy màu sắc” - khán giả Nhật; “Canh hát như một viên ngọc ẩn sau những con phố nhộn nhịp…” - Mr. Geir Oslo đến từ Na Uy; “Hãy dành thời gian đến đây, những giọng ca đầy ám ảnh…”- khán giả Mỹ; “Em là một bạn trẻ 9X, lần đầu nghe Ca trù mà đã thích mê. Em rất cảm kích vì các anh chị đã cố gắng giữ nét đẹp văn hóa tuyệt diệu này. Mọi người thật tuyệt vời!” - khán giả Việt Nam.
Những lời nhận xét của khán giả được ghi lại trên cuốn lưu bút và trang web Tripadvisor là nguồn động lực không hề nhỏ đối với mỗi cô đào. Đôi khi khách ghé lại trò chuyện cảm ơn các cô đào đã gìn giữ môn nghệ thuật như một nhiệm vụ quan trọng và chính nhờ vậy mà họ mới có cơ hội được thưởng thức. Tiếng vỗ tay không dứt khiến các cô đào bối rối. Họ đã hát tặng du khách câu hát nằm ngoài chương trình để đáp lại sự mến mộ của khán giả. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để họ cố gắng mỗi ngày. Những chặng đường tiếp theo còn rất dài, họ còn đi được bao xa, ai biết!
Tiếng đàn Đáy trầm, đục, vang chầm chậm như đưa bạn trở về với quá khứ cứ vang lên trong tâm trí ngay cả khi du khách đã bước ra khỏi cửa đền. Những âm thanh đã truyền lại qua biết bao thế thệ, những cung bậc như thách thức thời gian, thách thức những thể loại âm nhạc du nhập. Nó cứ văng vẳng thế khiến người nghe như bị cuốn vào một dòng chảy tinh khiết, xa xôi…
Ca nương Phạm Thị Huệ

Ngày trải nghiệm: tháng 3 năm 2015
6  Cảm ơn Sunkul
Đánh giá này là ý kiến chủ quan của thành viên Tripadvisor chứ không phải của Tripadvisor LLC. Tripadvisor thực hiện kiểm tra đánh giá.
Đã đánh giá 19 tháng 6, 2014

O trung tam van hoa ca tru, ban co the kham pha them nhieu net thu vi ve van hoa Vietnam. Nghe ca tru ma cam giac ban nhu lac vao the gioi van hoa thoi xa xua o Vietnam, nghe nhac lam tam hon chung ta tro nen thu thai, tinh lang mot cach la thuong

Ngày trải nghiệm: tháng 2 năm 2014
1  Cảm ơn rosafafs
Đánh giá này là ý kiến chủ quan của thành viên Tripadvisor chứ không phải của Tripadvisor LLC. Tripadvisor thực hiện kiểm tra đánh giá.
Các đánh giá này được dịch máy từ tiếng Anh. Hiển thị bản dịch máy?
Đã đánh giá 15 tháng 4, 2019

Ngày trải nghiệm: tháng 12 năm 2018
Đánh giá này là ý kiến chủ quan của thành viên Tripadvisor chứ không phải của Tripadvisor LLC. Tripadvisor thực hiện kiểm tra đánh giá.
Đã đánh giá 11 tháng 5, 2018 qua di động

Ngày trải nghiệm: tháng 5 năm 2018
Đánh giá này là ý kiến chủ quan của thành viên Tripadvisor chứ không phải của Tripadvisor LLC. Tripadvisor thực hiện kiểm tra đánh giá.
Xem thêm đánh giá