Nơi tôn nghiêm, là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Ở đây có nhiều bia đá trên mai rùa, khắc... đọc thêm
Nơi tôn nghiêm, là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Ở đây có nhiều bia đá trên mai rùa, khắc... đọc thêm
Ðịa điểm mang ý nghia lịch sử, với quần thể di tích đa dạng và phong phú. Cảnh rất đẹp, có rất... đọc thêm
Quốc Tử Giám là nơi mà nhiều danh nhân đất nước xuất thân từ đây mà ra. Nhiều danh sĩ nổi tiếng đã học ở đây, ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Nơi đây vẫn gìn giữ rất tốt các kiến trúc, đồ vật,…
Lần đầu vào Quốc Tử Giám, thực sự rất ấn tượng với những gì còn lưu giữ lại của trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Từ chiếc trống, bia đá tiến sỹ, đến nơi thi của các sĩ tử.
Trường học đầu tiên của Việt Nam. Là nơi không thể bỏ qua mỗi mùa thi của các học sinh. Nơi đây còn gìn giữ những nét văn hoá phong kiến, những dấu mốc của một thời giáo dục phát triển.
Điểm đến rất thú vị và mang ý nghĩa lịch sử quan trọng. Đây là một trong những điểm yêu thich nhất của chúng tôi khi tham quan HÀ Nội.
Lần đầu đi thăm văn miếu rất đẹp cổ kính sạch sẽ rất mong có dịp sẽ đi thăm lại mùa dịch mà người đến thăm quan rất đông
Văn Miếu và Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thủ đô Hà Nội. Thời Nhà Lý, Văn Miếu – Quốc Tử Giám nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long là tổ hợp gồm hai di tích: Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An – người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam; Quốc Tử Giám – Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam.
Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070 dưới thời Vua Lý Thánh Tông (1054-1072), có tạc tượng Chu Công, Khổng Tử cùng tứ phối là Nhan Tử, Tăng Tử, Tư Tử, Mạnh Tử và hình vẽ các hiền nho để thờ cúng, bốn mùa tế lễ.
Năm 1076, Vua Lý Nhân Tông cho xây nhà Quốc Tử Giám kề sau Văn Miếu. Khi mới xây dựng, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý (nên gọi tên là Quốc Tử). Từ năm 1253, Vua Trần Thái Tông cho mở rộng Quốc Tử Giám và thu nhận cả con cái thường dân có học lực xuất sắc.
Đời vua Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử Giám Tư nghiệp (Hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Đến năm 1370 Chu Văn An qua đời được Vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử.
Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành. Vào năm 1484, Vua Lê Thánh Tông cho dựng bia Tiến sĩ của những người đỗ Tiến sĩ từ khóa thi năm 1442 trở đi. Nay chỉ còn lại 82 tấm bia tiến sĩ.
Bia tiến sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã được Unesco công nhận là Di sản tư liệu thế giới thuộc Chương trình Ký ức Thế giới vào ngày 9/3/2010. Sau Mộc bản Triều Nguyễn, Bia Tiến sĩ Văn Miếu là di sản tư liệu thứ 2 của Việt Nam được đưa vào danh mục Di sản tư liệu thế giới.